Vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập công ty. Vậy đối với doanh nghiệp sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định thể hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Bravolaw tìm hiểu và phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định cùng các quy định liên quan thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn pháp định là gì?
Theo Luật doanh nghiệp 2005, Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp tới Luật doanh nghiệp 2020 thì khái niệm vốn pháp định không còn được cụ thể trong luật. Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.
Ví dụ: Với ngành nghề kinh doanh bất động sản phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng theo điều kiện kinh doanh bất động sản, Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ.
Phân biệt sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ
- Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.
- Không có quy định cụ thể về số tối thiểu cũng như tối đa
- Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký
- Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp hoặc cam kết góp tùy từng loại hình doanh nghiệp
- Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng
Vốn pháp định
- Quy định tối thiểu với từng ngành nghề
- Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện
- Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh
- Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Nếu như bạn muốn lập nghiệp nhưng vốn còn ít và kinh doanh những ngành nghề như bán cafe quần áo,… thì nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Và sau đó khi bạn đã có đầy đủ vốn và muốn mở rộng hơn thì hoàn toàn có thể chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh sang công ty.
Hộ kinh doanh được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?
Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh
Từ trên, có thể hiểu vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh, nhưng nếu công ty dự định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (như bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,…) thì đầu tiên vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.
Với những chia sẻ trên đây Luật Bravolaw hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!.