Giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp là hai cụm từ thường hay gây nhầm lẫn. Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều là thủ tục có thể dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp, tuy nhiên bản chất của hai thủ tục này không giống nhau.
Giải thể, phá sản là gì?
Giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phá sản là tình trạng của DN, hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong đó, DN, HTX mất khả năng thanh toán là DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Giải thể và phá sản khác nhau như thế nào?
Để phân biệt giải thể và phá sản, chúng ta có thể xem xét các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến phá sản/giải thể
Nguyên nhân xảy ra giải thể là do một trong những trường hợp sau:
– Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ Công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
– Không còn đủ thành viên tối thiểu theo quy định pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong khi đó phá sản là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Xuất phát từ việc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh thanh toán.
Thứ hai, hậu quả pháp lý khác nhau
Khi giải thể, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Còn phá sản là Tòa án là cơ quan tiến hành thực hiện thủ tục theo quy định của Luật phá sản.
Khi giải thể doanh nghiệp sẽ bị chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp hay người quản lý sau đó không bị hạn chế quyền. Trong khi đó việc phá sản gây ra hậu quả pháp lý là tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng và thực hiện phương án phục hồi kinh doanh. Chủ doanh nghiệp hay người quản lý bị hạn chế quyền tự do kinh doanh sau đó.
Như vậy, cần phân biệt giải thể và phá sản để tránh nhầm lẫn trong nhận thức và đánh giá vấn đề. Để được tư vấn về pháp luật doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Bravolaw để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.