Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Những ai có quyền thành lập công ty, mua cổ phần và góp vốn

Các quy định liên quan đến việc mở công ty, mua và chuyển nhượng vốn, cổ phần khá phức tạp. Tuy vậy, doanh nghiệp buộc phải nắm rõ những điều kiện này để tránh các vi phạm không nên có. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích đấy!

Những ai có quyền thành lập công ty

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty, doanh nghiệp, ngoại trừ những trường hợp sau:

Đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, lực lượng, tổ chức quân đội…:

Cán bộ, công nhân viên chức đang là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc các vị trí cấp quản lý khác của doanh nghiệp trực thuộc bộ máy nhà nước, chỉ được phép tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc các công nhân viên chức quốc phòng trong cơ quan trực thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ các cá nhân được ủy quyền quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.

Đối với cá nhân, công dân Việt Nam:

Cá nhân chưa đủ tuổi thành niên, không đủ hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Những ai được đứng tên đại diện và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật

Người đại diện doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp là hai khái niệm khác nhau. Trong đó:

Tuy vậy, đối tượng của người quản lý doanh nghiệp và người đại diện pháp luật là giống nhau:

Điều lệ công ty sẽ quy định về số lượng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau, sẽ không được đứng tên đại diện và quản lý doanh nghiệp:

Những ai có quyền góp vốn và chuyển nhượng vốn góp

1. Góp vốn

Các đối tượng không được phép tham gia góp vốn bao gồm:

Hiện nay, pháp luật không có quy định về mức vốn góp tối đa hay tối thiểu, trừ những trường hợp công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định mức vốn tối thiểu.

2. Chuyển nhượng vốn góp

Những đối tượng được phép chuyển nhượng vốn góp bao gồm: Chủ sở hữu, thành viên nắm giữ vốn góp trong công ty.

Những trường hợp được phép chuyển nhượng vốn góp bao gồm:

Đối tượng được quyền nhận vốn góp chuyển nhượng:

Lưu ý:

Đối với vốn góp chuyển nhượng, giá trị vốn góp không thay đổi.

Tài sản, vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Những ai có quyền mua và chuyển nhượng cổ phần

Đối với mô hình công ty cổ phần, hình thức mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần là khác nhau.

1. Mua cổ phần

Mua lại cổ phần là việc cổ đông mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Tham khảo Điều 129, 130 Luật Doanh nghiệp 2020).

Tất cả cá nhân, tổ chức đều được quyền mua cổ phần trừ trường hợp bị pháp luật cấm tại Khoản 3, 4 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Cán bộ, công nhân viên chức không phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan đều có quyền mua cổ phần.

Nếu mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Ngoại trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết, còn lại các cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại đều được phép mua. Do chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng (Tham khảo Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014).

2. Chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác hoặc người khác không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông (Tham khảo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014);

Điều kiện để cổ đông được phép chuyển nhượng cổ phần:

Điều lệ công ty sẽ quy định việc chuyển nhượng toàn phần hay chuyển nhượng một phần và các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Do đó, chuyển nhượng toàn phần hay một phần thuộc quyền của cổ đông đó, ngoại trừ trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong điều lệ.

Rate this post
Exit mobile version