Khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới các nhà khởi nghiệp trẻ sẽ rất cần việc kêu gọi vốn, bởi vốn sẽ là sự chắp cánh cho sự thành công của mọi dự định cũng như các hoài bão để gây dựng nên sự nghiệp của mình.
Tuy nhiên việc để các nhà đầu tư có thể tiếp cận những kế hoạch khởi nghiệp của mình các doanh nhân trẻ đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp trên internet sẽ phải đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề pháp lý khi kêu gọi vốn.
Trong thời gian hiện nay số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam không nhiều, trong khi đó các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các tổ chức nắm trong tay nguồn lực lớn lại không có sự quan tâm đến việc đầu tư cho startup.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân trọn gói
Gần đây xuất hiện một kênh vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) với tư cách một cá nhân hay nhóm nhà đầu tư (NĐT) có khả năng về tài chính, có khả năng cấp vốn cho một DN thành lập, đổi lại họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty, có thể dưới dạng cổ phần, phần vốn góp hoặc vay nợ chuyển đổi.
Và tư đó đã xuất hiện rủi ro đầu tư bắt nguồn từ các yếu tố pháp lý như việc không tiến hành các thủ tục xin chấp thuận về sản phẩm, dịch vụ từ cơ quan nhà nước, tranh chấp phát sinh từ những điều khoản hợp đồng và đây cũng chính là những vấn đề NĐT và cả startup cần quan tâm.
Khi bạn chấp nhận đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp: Doanh nghiệp của bạn cũng sẽ phải chấp có những rủi ro khi quyết định tiến hành đầu tư, trong đó, startup không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng, chuyển các tài sản sang cho đơn vị khác, đặc biệt là các tài sản vô hình, không xác định cơ chế sở hữu. Ngược lại, các startup cũng sẽ gặp các rủi ro từ việc không thẩm định quốc tịch NĐT, tư cách pháp lý cũng như nguồn tiền đầu tư; NĐT sau khi lấy được các bí quyết kinh doanh, mô hình, hệ thống… thì không tiếp tục rót vốn vào startup.
Angel Investor đầu tư vào startup là đầu tư vào sự thành công tương lai, khi đó startup được định vị là giai đoạn phát triển của một dự án kinh doanh, có thể thể hiện dưới hình thức DN hoặc chưa hình thành pháp nhân.
Chính vì lẽ đó, khi quyết định bắt đầu tiến hành các hoạt động đầu tư vào startup, việc tiến hành thẩm định tư cách pháp lý của startup muốn đầu tư là cần thiết, tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc, trừ trường hợp việc đầu tư là trong quan hệ tài trợ vốn không hoàn lại.
Tư cách pháp lý của các startup được thể hiện qua những yếu tố: Được thành lập, đăng ký thành lập và hoạt động một cách hợp pháp; sự tách bạch giữa tài sản chủ sở hữu và tài sản công ty; có cơ cấu, tổ chức và phối hợp chặt chẽ; hoạt động độc lập và có tư cách pháp lý độc lập.
Khi đầu tư, nếu một NĐT bỏ qua khâu thẩm định tư cách pháp lý hoặc thẩm định không kỹ lưỡng, quá trình gia nhập, góp vốn và sở hữu một phần startup sẽ phát sinh nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí rủi ro nghiêm trọng sau đó.
Vốn đầu tư từ các Angel Investor có thể được xem là tài sản riêng hoặc tài sản được ủy thác quản lý, sử dụng và có thể được định đoạt trong quá trình đầu tư.
Các bên cần loại trừ các khả năng như nguồn vốn đầu tư thu được từ hoạt động bất hợp pháp, nguồn vốn do phạm tội mà có… thông qua việc kiểm tra, đối chiếu và xác định sự minh bạch nguồn vốn. Đối với Angel Investor thì càng phải thực hiện việc này, bởi nguồn vốn cá nhân thường phức tạp hơn nhiều.
Về việc sử dụng nguồn vốn, các bên cần kiểm tra tính khả thi và chiến lược kinh doanh của dự án đầu tư để đảm bảo rằng nguồn tiền sẽ được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích mà các bên đã cam kết. NĐT luôn cần có sự kiểm tra, xác minh và làm rõ nguồn tiền đã góp và tổng thể nguồn vốn hiện tại của startup qua những sổ sách, báo cáo tài chính hoặc qua những nhân sự thuộc quyền quản lý.
Các nhà đầu tư khi quyết định tiến hành hoạt động rót vốn đầu tư cho bất cứ kế hoạch khởi nghiệp nào cũng cần đặc biệt quan tâm chú ý tới việc phải xây dựng được một hợp đồng quy định có đầy đủ chi tiết và vô cùng chặt chẽ để có thể vừa đáp ứng được những quyền lợi cá nhân từ cả 2 phía lại vừa tuân thủ theo những quy định của pháp luật.
Cách đơn giản nhất để có thể tránh bớt những rủi ro về pháp lý những nhà đầu tư nên có sự tham vấn của luật sư hoặc những chuyên gia hoạch định chiến lược có kinh nghiệm trước khi tiến hành đầu tư để có thể giảm thiểu những thiệt hại không mong muốn.
Một trong số các điều khoản quan trọng mà các bên cần đặc biệt lưu tâm là: Điều khoản sử dụng nguồn vốn, điều khoản chống pha loãng trong đầu tư; quyền ưu tiên mua bán khi có NĐT mới và điều khoản bảo mật thông tin.
Tham chiếu đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hiện hành, hợp đồng góp vốn đầu tư ở dạng này có thể thể hiện dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư (BBC) có đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc hợp đồng góp vốn ban đầu để có thể hình thành pháp nhân nếu chưa thành lập DN, hoặc hợp đồng mua bán cổ phần, phần vốn góp để thể hiện rõ sự thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của các bên.
Chính vì vậy cả các bạn trẻ khởi nghiệp cũng như các nhà đầu tư cần phải nắm được những yếu tố cơ bản nhất về vấn đề pháp lý cũng như cần có sự chuẩn bị trước các phương án giải quyết các khúc mắc có thể phát sinh tránh các rủi ro pháp lý nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp pháp trong kênh đầu tư đầy tiềm năng này.
Và để hạn chế những rủi ro không đáng có các bên khi tiến hành hợp tác đầu tư nên tìm cho mình một luật sư hoặc một cố vấn pháp lý thường xuyên đi theo ngay từ giai đoạn khởi đầu.
Nếu như bạn có thắc mắc nào cần giải đáp trong quá trình thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể liên hệ tới Bravolaw để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.