Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Một cá nhân có thể làm giám đốc/tổng giám đốc của mấy công ty cổ phần?

Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty cổ phần là cá nhân phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần có sự xem xét và lựa chọn hợp lý để tìm được ứng viên có đầy đủ năng lực về nghiệp vụ và kinh nghiệm, đáp ứng các yêu cầu về tư cách pháp lý để hoàn thành tốt nghĩa vụ và quyền hạn trong công việc được giao.

Vậy một cá nhân có thể làm giám đốc/ tổng giám đốc của mấy công ty cổ phần? Để giải đáp cho vấn đề này, Hãy cùng Bravolaw theo dõi bài viết sau.

Bài viết mới:

1. Quy định về người quản lý doanh nghiệp

Theo quy định hiện nay của Luật doanh nghiệp 2014 thì một cá nhân hoàn toàn có thể làm tổng giám đốc của 2 công ty cổ phần cùng một lúc. Trừ trường hợp các công ty cổ phần đó là công ty nhà nước.

Những trường hợp không được làm tổng giám đốc: Giám đốc/ Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc/ Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác. Giám đốc/ Tổng Giám đốc là thành viên hợp danh của Công ty Hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp Tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của một Công ty Hợp danh khác, nếu không được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Nếu điều lệ công ty không quy định Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện cho pháp luật của công ty.

Nếu 2 doanh nghiệp đó cùng muốn làm ăn kinh doanh rất khó khăn bởi cùng do một người làm Giám đốc/ Tổng giám đốc điều hành và quản lý.

Việc bổ nhiệm hoặc thuê ai đó làm giám đốc một công ty TNHH hoàn toàn là quyền quyết định của hội đồng công ty. Do đó một người vừa có thể làm giám đốc công ty TNHH đồng thời có thể làm giám đốc của công ty cổ phần nếu người đó đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về mặt pháp luật.

2. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc/ Tổng giám đốc

Theo quy định GĐ/ TGĐ của công ty phải có đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại mục 1 nêu trên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

3. Nhiệm vụ Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty cổ phần

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.

Tổ chức thực hiện các Quyết định của HĐQT công ty.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Tuyển dụng lao động.

Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, HĐLĐ đã ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp, lạm dụng chức quyền, điều hành sai trái gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã cho phép một cá nhân có thể cùng lúc làm tổng giám đốc/ giám đốc của 2 công ty cổ phần. Điều này đã tạo điều kiện cho việc tuyển dụng người quản lý của các doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Tùy vào năng lực của bản thân mà các đối tượng có thể ứng tuyển vào những vị trí mà mình mong muốn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lựa chọn được người quản lý phù hợp, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website: https://luatsuonline.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.

Bravolaw Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Luật Bravolaw

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

Rate this post
Exit mobile version