Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty là một trong những vấn đề được các doanh nhân quan tâm. Bởi vì vốn điều lệ có ý nghĩa rất quan trọng và là một phần không thể thiếu khi đăng ký kinh doanh. Vậy khi thành lập công ty thì cần kê khai vốn điều lệ như thế nào cho phù hợp? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết băn khoăn này.

Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty như thế nào?

– Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần chuẩn bị khi thành lập mới công ty. Đây là loại vốn do thành viên, cổ đông của công ty thực hiện góp hoặc cam kết sẽ góp vào doanh nghiệp khi thành lập trong một thời gian nhất định. (Tham khảo chi tiết:Vốn điều lệ là gì?).

– Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty là việc cần thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Thông thường, doanh nghiệp khi đăng ký vốn điều lệ với Sở Kế Hoạch và đầu tư sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Trường hợp công ty của bạn kinh doanh ngành nghề không yêu cầu về vốn pháp định thì công ty có thể kê khai, đăng ký vốn điều lệ tùy vào khả năng kinh tế hay mong muốn của từng doanh nghiệp. Tức là có thể đăng ký vốn điều lệ vài triệu hay vài trăm triệu hay thậm chí là vài tỉ đồng.Ví dụ: Doanh nghiệp có thể đăng ký, kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty là 7 triệu đồng, 100 triệu đồng hay 1 tỷ đồng. Bởi vì trường hợp này doanh nghiệp không hề quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà doanh nghiêp phải đăng ký khi thành lập. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định).

+ Trường hợp công ty của bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu ngang bằng hoặc là nhiều hơn với mức vốn pháp định, như vậy mới được đăng ký kinh doanh. Ví dụ: Nếu ngành nghề du lịch nội địa quy định mức vốn ký quỹ và vốn pháp định là 100 triệu VNĐ thì công ty sẽ phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu là 100 triệu đồng. Nếu đăng ký thấp hơn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp này, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải kê khai khi mở công ty.

– Việc doanh nghiệp kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn quyết định mức thuế môn bài phải đóng mỗi năm.

+ Doanh nghiệp không nên đăng ký vốn điều lệ quá thấp vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trong mắt khách hàng và đối tác khi hợp tác kinh doanh.

+ Tuy theo mức vốn điều lệ kê khai, doanh nghiệp cần đóng mức thuế môn bài như sau:

Mức vốn điều lệ Mức thuế môn bài/ năm
Trên 10 tỷ 3 triệu VNĐ/ năm
Dưới 10 tỷ 2 triệu VNĐ/ năm
Các công ty, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ 1 triệu VNĐ/ năm

Lưu ý khi kê khai vốn điều lệ

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi doanh nghiệp đăng ký thành lập và kê khai vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Công ty kê khai không trung thực về góp vốn điều lệ

Theo Nghị định số 50/2016 / Điều 24 của NĐ-CP, quy định các hình thức xử phạt sau đây đối với hành vi khai man hồ sơ đăng ký của công ty:

Điều 24. Vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác.

Chưa góp đủ vốn điều lệ trong thời gian quy định

Đối với công ty TNHH 1TV

Chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn đã đăng ký trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày cuối cùng phải nộp đủ số vốn đăng ký bằng giá trị thực góp.

Trong trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về số vốn đã góp trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn đã đăng ký để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty.

 Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên

Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn sẽ bị xử lý như sau:

a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty

b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp

c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc đã góp nhưng chưa đủ số vốn đã cam kết thì công ty phải đăng ký vốn điều lệ, điều chỉnh tỷ lệ vốn góp của thành viên phải bằng số vốn góp trong thời hạn 60 ngày, đến ngày cuối cùng theo quy định phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm góp vốn theo cam kết về các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay thế. thay đổi vốn điều lệ, vốn góp của thành viên.

Đối với công ty cổ phần

Cổ đông chưa thực hiện thanh toán hoặc mới thanh toán một phần cổ phiếu đã đăng ký mua phải tuân thủ các quy định sau:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua

Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tổng giá trị danh nghĩa của số cổ phần đã đăng ký mua về các khoản nợ tài chính của công ty phát sinh trong 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKDN.

Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với những thiệt hại do không tuân thủ các quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 của Luật doanh nghiệp.

Kinh nghiệm hữu ích khi thành lập công ty

Để có thể thuận lợi đưa công ty đi vào hoạt động thì bên cạnh việc kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích được Luật Bravolaw tổng kết sau khi giúp các công ty thành lập thành công sau đây:

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty đúng quy định

– Công ty cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.

– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty .

Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng

– Chủ công ty hay người đại diện pháp luật cần mang theo chứng minh nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở cho công ty một tài khoản giao dịch. Sau đó, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Kinh nghiệm chuẩn bị vốn tối thiểu khi thành lập công ty

– Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiêp mở công ty . Trên thực tế, vì lĩnh vực rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi khi mới mở công ty cần khá nhiều chi tiêu.

Kinh nghiệm sử dụng dịch vụ kế toán

– Để thuận tiện trong việc kê khai, đóng thuế, doanh nghiệp sẽ cần thuê một kế toán riêng cho công ty. Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn giải quyết được những vấn đề liên quan đến kê khai, quyết toán thuế, sổ sách thì doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán.

Kinh nghiệm chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

– Doanh nghiệp phải dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp… để chọn cho công ty một loại hình doanh nghiệp phù hợp, có khả năng giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh được các rủi ro trong tương lai.

– Hiện nay, Luật doanh nghiệp chia loại hình công ty thành 5 loại gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh, doanh nghiệp hãy xem xét, đánh giá và chọn lựa đúng đắn.

Kinh nghiệm góp vốn đúng thời hạn

– Công ty có thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Các thành viên, cổ đông của công ty phải thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết ban đầu.

– Vốn góp vào công ty có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ hay tài sản được định giá theo sự thống nhất của các cổ đông, thành viên công ty. Nếu không góp đủ vốn vào công ty như đã cam kết, thành viên doanh nghiệp sẽ bị tước các quyền lợi liên quan đến số vốn góp bị thiếu.

Kinh nghiệm chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty

– Công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

– Doanh nghiệp hãy chuẩn bị người có năng lực và trí tuệ và đủ tin tưởng. Bởi người đại diện có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý liên quan trong công ty. Để thuận tiện, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty .

Kinh nghiệm khắc con dấu doanh nghiệp

– Công ty cần có con dấu riêng, do đó, cần tiến hành đặt khắc con dấu khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Nhưng nội dung trên con dấu phải đảm bảo có đầy đủ tên công ty và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

Kinh nghiệm chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh

– Công ty để có thể thực hiện hoạt động thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động . Phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề để có thể đăng ký kinh doanh. – Ngoài ra, doanh nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải lưu ý:

+ Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

+ Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế

– Công ty cần làm tờ kê khai thuế và nộp lên cho cơ quan quản lý thuế theo đúng thời gian quy định. Hơn nữa, khi kinh doanh dịch vụ , doanh nghiệp sẽ phải đóng các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài

Kinh nghiệm đặt tên không giống công ty khác

– Công ty cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong 4 loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt.

– Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty .

Kinh nghiệm treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…

– Công ty có thể phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đặt in hóa đơn theo quy định để sử dụng. Nếu không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế theo quy định.

Kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Một trong những thủ tục quan trọng nhất khi thành lập công ty đó chính là hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn cần soạn thảo hồ sơ đầy đủ và nộp lên Sở KH & ĐT để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh công ty . Hồ sơ chi tiết gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị Sở KH & ĐT cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp .

– Điều lệ cơ bản của công ty .

– Đối với cá nhân: Chuẩn bị chứng minh thư nhân dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc thẻ căn cước công dân bản sao.

– Đối với tổ chức: Ngoài các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân của người đại diện pháp luật thì cần giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…

– Thành viên hoặc cổ đông của công ty có thực hiện hoạt động góp vốn.

Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký công ty đúng thời gian

– Công ty cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Nếu trong thời gian quy định, mà công ty không công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ tùy theo mức độ vi phạm.

Kinh nghiệm đóng thuế online bằng chữ ký số điện tử

– Doanh nghiệp cần đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế và tờ khai thuế online. Chữ ký số có thể mua ở nhiều nơi, nhưng doanh nghiệp cần chọn một địa chỉ uy tín để mau chữ ký số cho công ty mình. Sau đó, doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình để kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số trong việc đóng thuế online.

Như vậy, Luật Bravolaw vừa chia sẻ về quy định kê khai vốn điều lệ cùng những lưu ý cần thiết khi thực hiện việc đăng ký vốn khi thành lập công ty. Hy vọng, nội dung bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích cho độc giả quan tâm. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì? liên quan đến thủ tục đăng ký vốn điều lệ khi thành doanh nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp đến Luật Bravolaw theo số 1900. 6296, để nhận được hỗ trợ và tư vấn cụ thể nhé!

Rate this post
Exit mobile version