Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2021 theo 01/2021/TT-BKHĐT

Việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp là mục tiêu trong suốt những năm qua của Chính phủ. Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời kéo theo sự thay đổi của thủ tục thành lập doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp,… quy định chi tiết về thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Bravolaw gửi đến quý doanh nghiệp bài viết về quy trình và thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2021.

Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2021 theo 01/2021/TT-BKHĐT

Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp mới nhất 2021 theo 01/2021/TT-BKHĐT

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thông tin đăng ký Doanh nghiệp

– Bước 1: Xác định loại hình công ty

Có 5 loại hình công ty có thể được thành lập tại Việt Nam, trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, và công ty cổ phần). Bạn phải xác định được loại hình công ty mà bạn muốn thành lập để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, trước khi chuẩn bị các bước tiếp theo.

– Bước 2: Đặt tên Doanh nghiệp

Hiện tại, tên công ty/doanh nghiệp đã được đồng bộ hóa  dữ liệu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp.

Tên Doanh nghiệp bao gồm: Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

Ví dụ: Công ty TNHH Mặt trời đỏ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Mặt trời đỏ, Công ty Cổ Phần Mặt trời đỏ,…

– Bước 3 Xác định vốn điều lệ của Doanh nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh mà Doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của công ty bạn mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

– Bước 4: Xác định địa chỉ trụ sở chính

Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký thành lập công ty phải rõ ràng từ mức địa chỉ cấp 4, bao gồm: số nhà, tên đường/thôn/xóm/ấp – Xã/phường/Thị trấn – Quận/Huyện/Thị Xã/Thành phố trực thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương.

– Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ và quy trình đăng ký Doanh nghiệp

  1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ mở công ty sẽ bao gồm những tài liệu đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sẽ có những mẫu biểu khác nhau. Nhưng cơ bản, sẽ bao gồm những mẫu biểu sau:

+ Phụ lục I-2 áp dụng cho Công ty TNHH một thành viên

+ Phụ lục I-3 áp dụng cho Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Phụ lục I-4 áp dụng cho Công ty Cổ phần

  1. Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty và thời gian trả kết quả đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Đăng nhập cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng đề mục của mà hệ thống yêu cầu

Bước 3: Scan hồ sơ đã soạn và tải file đính kèm

Bước 4: Ký xác thực và nộp hồ sơ vào phòng đăng ký kinh doanh

Bước 5: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, hệ thống sẽ gửi email thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

Có 2 trường hợp xảy ra:

Bước 6.1:Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiến hành in thông báo chấp thuận được gửi từ cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, cùng giấy ủy quyền và liên hệ phòng đăng ký doanh nghiệp để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 6.2: Nếu hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh thông tin, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở KH-ĐT sẽ phản hồi qua email các lỗi cần chỉnh sửa. Doanh nghiệp chỉ cần chỉnh sửa theo yêu cầu và nộp lại hồ sơ. Và 03 ngày làm việc kế tiếp, Sở KH-ĐT sẽ phản hồi kết quả thông qua email. Khi đó, doanh nghiệp làm theo bước 6.1, 01 ngày sau sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty

Bước 1: Đặt bảng hiệu công ty và gắn bảng hiệu trước địa chỉ trụ sở chính.

Bước 2: Kê khai thuế ban đầu với chi cục thuế/cục thuế quản lý.

Bước 3: Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

Bước 4: Kê khai số tài khoản ngân hàng của công ty với sở KH-ĐT. Doanh nghiệp có quyền mở không giới hạn số tài khoản ngân hàng. Nhưng chỉ những số tài khoản ngân hàng đã được kê khai với cơ quan chức năng mới được xem là hợp lệ.

Bước 5: Đăng ký chữ ký số và đăng ký tài khoản tại hệ thống thuế điện tử của Tổng Cục Thuế. Từ năm 2013, việc kê khai thuế bắt buộc phải thực hiện qua mạng.

Bước 6: Kê khai tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài (nếu có). Từ ngày 25/02/2020, theo nghị định 22/2020/NĐ-CP, Doanh nghiệp khi thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên ra hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn. Việc làm thủ tục mua và phát hành hóa đơn là điều tất yếu vì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải xuất hóa đơn khi có phát sinh doanh thu cho dù khách hàng có lấy hóa đơn hay không.

Trên đây là quy trình và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất 2021 mà Bravolaw gửi đến các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình đăng ký thành lập Doanh nghiệp đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. BRAVOLAW là một trong các đơn vị tư vấn uy tín về dịch vụ thành lập công ty trên toàn quốc.

Rate this post
Exit mobile version