Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Hồ sơ, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp

Bạn đã biết trình tự đúng của các bước để thành lập doanh nghiệp? Tại bài viết này, Công ty tư vấn luật Bravolaw sẽ chia sẻ chi tiết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì cũng như hướng dẫn quy trình thành lập công ty.

Hồ sơ thành lập công ty

Thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo 2 cách: nộp hồ sơ trực tiếp và qua mạng.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm:

Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty năm 2021

1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty

Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện.

2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

5 bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng:

Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;

Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;

Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Lưu ý:

Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.

Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.

3. Thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Lưu ý: 

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà Hà Nội và TP. HCM sẽ có quy định xử lý hồ sơ khác nhau. Do vậy, hồ sơ hợp lệ tại Hà Nội có thể sẽ không hợp lệ tại TP. HCM và ngược lại.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:

1. Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Bạn có thể xem chi tiết các loại hình doanh nghiệp tại đây.

2. Đặt tên doanh nghiệp

3. Địa chỉ trụ sở công ty

Ví dụ: Có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: 202 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).

5. Vốn điều lệ công ty

Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng.

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.

Ví dụ: Thành lập công ty đầu tư chứng khoán phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng.

6. Người đại diện theo pháp luật

Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.

Chức danh của người đại diện theo pháp luật là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp tuy không quá khó, nhưng điều kiện cũng như các lưu ý khi mở công ty lại khá phức tạp. Vậy nên, để tiết kiệm thời gian và chi phí, hãy sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Bravolaw, chúng tôi sẽ giúp bạn làm vơí chí phí cạnh tranh và thời gian nhanh nhất.

Rate this post
Exit mobile version