Thực phẩm chức năng là một sản phẩm tuy chưa có tuổi đời cao ở Việt Nam nhưng đã được biết đến rộng rãi với những chức năng cũng như hiệu quả của chúng mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm uy tín, chất lượng là những sản phẩm nhái, thực phẩm chức năng giả tràn lan trên thị trường gây mất uy tín cho một số thương hiệu lớn cũng như để lại hình ảnh không đẹp, gây hoang mang cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm chức năng mới.
Vậy có cách nào để quảng cáo thực phẩm chức năng hay không? Làm sao để có thể xin được giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng? Cần phải đáp ứng những điều kiện, yêu cầu gì? Đó là những câu hỏi mà sau đây công ty Tư vấn Luật BRAVOLAW xin mang đến những câu trả lời những như những lời khuyên hữu ích cho bạn để có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm của bạn trên thị trường.
Xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
- Các yêu cầu về nội dung quảng cáo
Khi tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, poster, áp phích, tờ rơi phải đảm bảo đúng tác dụng đã công bố của sản phẩm. Ngoài ra còn phải đưa ra các bằng chứng, tài liệu khoa học chứng minh các nội dung:
- Tên gọi của sản phẩm.
- Xuất xứ của hàng hóa. (Tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu)
- Tác dụng của thực phẩm chức năng.
- Khuyến cáo, tác dụng phụ nếu có khi sử dụng sản phẩm.
- Nêu rõ phương pháp, các bảo quản cũng như có hướng dẫn sử dụng cụ thể đối với các sản phẩm có cách sử dụng và bảo quản đặc biệt.
- Phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”. Đảm bảo kích cỡ chữ trên sản phẩm cũng như sự rõ rang trong lời đọc trên quảng cáo.
- Bạn cũng nên thành lập công ty thực phẩm chức năng
- Thành phần hồ sơ
-
- a) Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018 ;
- b) Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- c) Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- d) Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
- Những hành vi bị cấm khi thực hiện việc quảng cáo
- Quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa có giấy phép lưu hành thực phẩm chức năng của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Sản phẩm quảng cáo là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
- Sử dụng thư cảm ơn của bệnh nhân, uy tín, thư tín của các đơn vị điều trị uy tín khác để quảng cáo thực phẩm.
- Sử dụng các hành vi cấm khác về quảng cáo đã được quy định trong pháp luật.
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký
- Hồ sơ đăng ký được nộp tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ y tế
- Thời gian xin giấy phép
- Kể từ ngày ghi nhận trên giấy tiếp nhận hồ sơ, sau 10 ngày làm việc, nếu không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị hoặc cá nhận đăng ký quảng cáo được quyền sử dụng quảng cáo đúng với nội dung đã đăng ký với cục an toàn thực phẩm.
Luôn mang đến cho bạn một cam kết về chất lượng dịch vụ tốt nhất, trong thời gian nhanh nhất với những chi phi hợp lý nhất có lợi cho bạn. Công ty Tư vấn BRAVOLAW đã và đang được đánh giá cao trong việc xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng cũng như xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng từ hàng nghìn doanh nghiệp trong cả nước.
Nếu có vấn đề cần tư vấn liên quan tới việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, hãy liên hệ với chúng tôi.
Xin cảm ơn!