Theo quy định pháp luật hiện hành thì giáo viên có được thành lập công ty hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Thành lập và quản lý một doanh nghiệp là quyền của công dân được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt sẽ không được phép thực hiện đăng ký kinh doanh trong đó có giáo viên nói riêng và cán bộ nhà nước nói chung. Với thắc mắc của bạn Luật Bravolaw xin đưa ra quan điểm tư vấn qua bài viết như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Phòng chống tham nhũng 2018;
- Luật Viên chức 2010.
Giáo viên là những đối tượng nào?
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên. Lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.
Giáo viên tại các trường công lập là viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010. Viên chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức. Ví dụ như: Hiệu trưởng, hiệu phó,….
Giáo viên có được thành lập công ty hay không?
Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền công dân của một người trong việc tự do hành vi của mình. Điều này được thể hiện khá rõ trong luật doanh nghiệp. Khi quy hầu hết mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp. Trong đó, với quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…
Theo như khái niệm đã phân tích ở trên. Giáo viên là viên chức, công chức vì vậy giáo viên không phải là đối tượng được phép tham gia thành lập công ty. Nguyên nhân cho quy định trên. Là vì pháp luật muốn hạn chế tình trạng tham những, lợi dụng mối quan hệ, lợi dụng chức quyền (người giữ vị trí lãnh đạo). Dẫn đến tình trạng tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính. Cũng vì lí do đó. Luật phòng chống tham nhũng có quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức về vấn đề này.
Giáo viên có quyền được góp vốn, mua cổ phần
Tuy không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên, giáo viên các trường công lập vẫn có thể tham gia kinh doanh dưới hình thức góp vốn thành lập công ty. Cụ thể, khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định:
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, trừ việc thành lập và tham gia quản lý công ty. Giáo viên có quyền tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào các công ty. Miễn phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên thực tế, không có một cổng thông tin tra cứu về phân biệt viên chức, công chức, cán bộ. Do đó nhiều giáo viên vẫn lập ra doanh nghiệp và hoạt động bình thường.
Câu hỏi thường gặp
Giáo viên có được phép thành lập doanh nghiệp hay không. Phụ thuộc vào hợp đồng giảng dạy và phải xác định xem giáo viên có phải là viên chức hay không. Đối với trường hợp giáo viên dạy theo hợp đồng, không là viên chức. Sẽ không chịu hạn chế của Luật Doanh nghiệp.
Các quy định trên chỉ áp dụng đối giáo viên là viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập. Với các giáo viên làm việc tại các trường dân lập, tư thực. Pháp luật không cấm thành lập doanh nghiệp, góp vốn kinh doanh.
Theo Điều 14 Luật Viên chức. Giáo viên có quyền hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:
– Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm. Nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao; và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.