Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, một số các loại hình kinh doanh ở các ngành nghề nhất định phải đáp ứng được số vốn tối thiểu khi thành lập – được gọi là vốn pháp định. Cùng Luật Bravolaw theo dõi bài viết dưới đây để xác định chính xác danh mục các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định nhé.
Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định được quy định ở đâu?
Hiện tại, pháp luật chưa lập danh sách cụ thể cho danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Tuy nhiên, mỗi loại ngành nghề đặc biệt sẽ có các văn bản hướng dẫn riêng, cụ thể về mức vốn tối thiểu mà pháp luật yêu cầu. Điều này yêu cầu các chủ đầu tư cần xác định chính xác được mục tiêu kinh doanh của mình trước để có phương án tìm hiểu chính xác được các quy định pháp luật hiện hành về ngành nghề của mình.
Danh mục các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Để các bạn dễ tham khảo, chúng tôi đã tổng hợp một số các ngành nghề phổ biến hiện nay yêu cầu vốn pháp định dưới đây.
- Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp (Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP): 10 tỷ VNĐ
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng (Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP): Ký quỹ 7 tỷ VNĐ
- Thành lập trường đại học tư thục (Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP): Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP
- Kinh doanh vận tải biển quốc tế (Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP): 05 tỷ VNĐ
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP): Dao động từ 600 tỷ VNĐ đến 1000 tỷ VNĐ
- Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP): 300 tỷ VNĐ
- Thành lập nhà xuất bản (Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP): Có ít nhất 05 tỷ VNĐ để bảo đảm hoạt động xuất bản
- Sản xuất phim (Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP): 200 triệu VNĐ
Trên đây là một số các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và văn bản pháp lý quy định kèm theo. Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh của bạn chưa có trong bài viết này, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Luật Bravolaw thông qua các phương thức dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh chóng và chính xác nhất nhé!