Ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm: Sản xuất thực phẩm chức năng, bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng. Ngành nghề này không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam nhưng lại được ghi nhận trong luật an toàn thực phẩm. Khi đăng ký ngành nghề này hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp sử dụng mã ngành sau:

Mã 4632 Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Mã 8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết:

  • Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Áp dụng cho công ty Việt Nam, hộ kinh doanh)
  • Thực hiện quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật (Áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài)

Mã 1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Kinh nghiệm đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Kinh nghiệm tư vấn đăng ký kinh doanh cho khách hàng, Luật Bravolaw luôn khuyến nghị khách hàng phải đảm bảo 2 điều kiện: (i) Một là đảm bảo đăng ký đủ các loại giấy phép kinh doanh thực phẩm; (ii) Hai là đảm bảo chất lượng hàng hóa kinh doanh hợp pháp. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, các rủi ro kinh doanh lớn và không đơn thuần như các lĩnh vực khác.

Ví dụ: Rủi ro về vi phạm nhãn mác, nhãn hiệu dẫn đến bị dừng phân phối hàng hóa;

Rủi ro về bảo quản dẫn đến người sử dụng bị thiệt hại sức khỏe dù không do chất lượng hàng hóa nhưng doanh nghiệp vẫn phải liên đới phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Rủi ro về kho chứa hàng và quản lý hoạt động lưu kho, vận chuyển hàng hóa bởi đây là lĩnh vực ưu tiên kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý thị trường và thanh tra sở y tế các cấp.

Đối với việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh: Bạn được quyền lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp để triển khai kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp bạn đã thành lập nhưng chưa có nội dung ngành nghề như Luật sư hướng dẫn thì bạn thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong việc bổ sung ngành nghề kinh doanh bởi đây là một điều kiện cần có khi xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực phẩm chức năng đưa vào kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?

Đây chính là vấn đề các công ty sản xuất thực phẩm chức năng quan tâm nhất. Thực phẩm chức năng trước khi lưu hành thị trường phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Quy trình xin giấy phép này được chia làm hai bước: Đầu tiên là xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng. Sau đó xin giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa cho loại thực phẩm chức năng đăng ký lưu hành.

Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu thì công ty nhập khẩu phải tiến hành công bố chất lượng thực phẩm chức năng tại Cục an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.

Kinh doanh thực phẩm chức năng online có điều kiện gì đặc biệt không

Kinh doanh online chỉ là một phương thức triển khai kinh doanh nên nó không ảnh hưởng đến điều kiện cần đáp ứng của tổ chức tiến hành kinh doanh. Do kinh doanh online thường phải chia sẻ thông tin sản phẩm – Một dạng của quảng cáo nên bạn cần lưu ý quy định về xử phạt lỗi đưa thông tin sai sự thật do các trang Sàn thương mại điện tử đưa ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử phạt.

Luật sư hy vọng các chia sẻ trên giúp ích cho các bạn trong việc xác định việc cần làm khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Bạn cần hỗ trợ thủ tục thành lập công ty hoặc thay đổi giấy phép kinh doanh. Quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ thành lập công ty hãy gọi cho Luật Bravolaw theo Zalo và Hotline để được chúng tối tư vấn nhé!. Chúc các bạn thành công!