Theo quy định, Công ty giải thể có được hoàn thuế không? Cần đáp ứng điều kiện gì để được hoàn thuế khi giải thể công ty? Cần làm thủ tục gì để được hoàn thuế khi công ty giải thể? Sau đây, Luật Bravolaw sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Công ty giải thể có được hoàn thuế không?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Công văn 4194/TCT-KK 2019
Hoàn thuế là gì?
Hoàn thuế là hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp hoặc cá nhân trước đó do khoản thuế này bị thu sai hoặc quá mức thuế cần thu so với quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
Mục đích của việc thực hiện hành vi hoàn thuế đó chính là nhắm bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp trong khi đang làm việc, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự kiện hoàn thuế khi được thực hiện cũng sẽ khẳng định được tính chính xác và sự minh bạch của các biện pháp thu thuế mà nhà nước ta đang sử dụng. Vậy Công ty giải thể có được hoàn thuế không?
Công ty giải thể có được hoàn thuế không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng quy định các trường hợp hoàn thuế:
“3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. ”
Căn cứ Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 219/TT-BTC ngày 31/12/2013 đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC hướng dẫn các trường hợp hoàn thuế:
“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế GTGT chưa được hoàn thì không được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. ”
Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2015 là 700 triệu đồng. Do khó khăn, tháng 2/2016 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải thể chính thức vào tháng 10/2016, doanh nghiệp thực hiện bán một (01) tài sản đã đầu tư thì doanh nghiệp A không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hoàn). Đối với những tài sản không bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại số thuế GTGT đã được hoàn.
Như vậy, trong thời gian chưa hoàn thành toàn bộ thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và được hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của pháp luật. Đối với những trường hợp công ty khi hoạt động có những chi phí phát sinh thì được đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp đó nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì được hoàn thuế giá trị gia tăng khi giải thể.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng nếu từ ngày bắt đầu thành lập công ty đến khi giải thể, công ty không phát sinh khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh với số thuế giá trị gia tăng đầu vào thì số thuế giá trị gia tăng các chi phí của công ty không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
Trên đây là giải đáp cho vấn đề Công ty giải thể có được hoàn thuế không theo quy định.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được hoàn thuế khi giải thể công ty?
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Khi đã được xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế với cơ quan thuế bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế(doanh nghiệp nộp bản gốc, không nộp bản sao, kể cả bản sao có công chứng)
– Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc quyết định mở thủ tục giải thể yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.
– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động; và thực hiện thủ tục đóng mã số thuế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ về thuế như sau:
Căn cứ Điều 41 Thông tư số 156/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động:
“Điều 41. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Quản lý thuế và khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể.
Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản.
Thủ tục hoàn thuế khi công ty giải thể
Thành phần hồ sơ hoàn thuế khi công ty giải thể
Hồ sơ hoàn thuế đối với người nộp thuế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động, bao gồm:
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;
Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động;
Hồ sơ quyết toán thuế hoặc hồ sơ khai thuế đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chấm dứt hoạt động.
Trình tự thủ tục hoàn thuế khi công ty giải thể
Công ty giải thể cần làm thủ tục gì để được hoàn thuế như sau:
Bước 1:
Nộp hồ sơ như trên. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 2:
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Bước 3:
Khi đã được xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ đóng mã số thuế với cơ quan thuế bao gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký thuế (doanh nghiệp nộp bản gốc, không nộp bản sao, kể cả bản sao có công chứng)
Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc quyết định mở thủ tục giải thể yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và thực hiện thủ tục đóng mã số thuế.
Trong thời gian chưa hoàn thành toàn bộ thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành thủ tục quyết toán thuế và được hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của pháp luật. Đối với những trường hợp công ty khi hoạt động có những chi phí phát sinh thì được đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp đó nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì được hoàn thuế giá trị gia tăng khi giải thể.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng nếu từ ngày bắt đầu thành lập công ty đến khi giải thể, công ty không phát sinh khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh với số thuế giá trị gia tăng đầu vào thì số thuế giá trị gia tăng các chi phí của công ty không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế theo quy định.
Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.