Trước khi bạn thực hiện thủ tục mở chi nhánh công ty, bạn sẽ có những thắc mắc như chi nhánh công ty là gì? có những chức năng như thế nào ? và việc mở chi nhánh công ty ra một địa điểm khác thì phương thức hoạt động như thế nào? có còn phụ thuộc vào doanh nghiệp chủ quản không ?
Tiếp đó là những thắc mắc về hoạt động kinh doanh như giấy phép hoạt động của chi nhánh, dấu của chi nhánh và hóa đơn của chi nhánh công ty như thế nào và các cách thức hạch toán ra sao? và còn rất nhiều những vướng mắc với doanh nghiệp khi mở chi nhánh cho doanh nghiệp của mình.
Để giải đáp một phần những nội dung vướng mắc trên, Bravolaw hướng dẫn những nội dung cụ thể như sau:
Chi nhánh công ty là gì?
Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì:
Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
1. Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
3. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
5. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.
Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Chức năng hoạt động và tính pháp nhân của chi nhánh là có hay không ?
Mặt khác, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì:
Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng tại Bộ luật dân sự quy định:
Điều 84. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Chi nhánh có được xuất hóa đơn riêng không hay hóa đơn theo công ty chủ quản?
Chi nhánh công ty có con dấu riêng không?
Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?
Theo Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ những điều kiện sau đây:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”