Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần theo quy định pháp luật mới nhất

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Vậy các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần là gì? Hãy cùng Bravolaw tìm hiểu về vấn đề này.

 

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp tăng vốn điều lệ

Công ty cổ phần tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cổ phần. Cụ thể, Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu

Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại công ty.

Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại cho cổ đông của công ty và người khác với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

Chào bán cổ phần riêng lẻ

Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục về mua cổ phần theo quy định của Luật Đầu tư.

Chào bán cổ phần ra công chúng

Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các trường hợp tăng vốn điều lệ công ty

Các trường hợp giảm vốn điều lệ

Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ thông qua việc công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty:

Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. 

Công ty phải mua lại cổ phần với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Tham khảo bài viết: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty năm 2020

Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

Rate this post
Exit mobile version