Thành lập công ty tron gói trong 03 ngày

Các bước tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nhiều trường hợp, pháp luật cho phép doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh. Trước khi tạm ngừng, doanh nghiệp cần tiến hành thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay, pháp luật không giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa của doanh nghiệp.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Các bước tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp cần soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Một nội dung quan trọng cần lưu ý khi soạn hồ sơ là trình bày lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP :

“Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Như vậy, hiện nay pháp luật không giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các thay đổi đáng chú ý so với Luật doanh nghiệp 2014. Theo quy định trước đây, tổng thời gian để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh trong các lần liên tiếp  là không được vượt quá 2 năm.

Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là các vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục này, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật Bravolaw theo số 1900 6296 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tốt nhất.

Rate this post
Exit mobile version