Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân là công dân Việt Nam hay một hộ gia đình, một nhóm người hoặc làm chủ, chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không có con dấu, chỉ sử dụng tối đa là 9 lao động và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình đối với việc kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
Dưới đây là 7 lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể mà Luật Bravolaw đúc kết được trong quá trình hoạt động của mình.
Lưu ý về đối tượng được đăng ký
Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình.
Cụ thể, công dân Việt Nam có từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật thì được quyền được đứng tên trên giấy chứng nhận hộ kinh doanh của mình. Hoặc 1 nhóm bạn, 1 gia đình cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh cùng nhau và người đứng tên trên giấy đăng ký kinh doanh chính là người đại diện cho tất cả những người tham gia khác.
Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh
Cũng như thành lập công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế cũng bắt buộc cũng phải có tên riêng và có 2 thành tố đó là hộ kinh doanh + tên riêng.
Ngoài ra khi đặt tên hộ kinh doanh cũng cần lưu ý sau:
- Không sử dụng những cụm từ gây nhầm lẫn với những loại hình doanh nghiệp hiện nay
- Tên của hộ kinh doanh cũng không được trùng với tên của các hộ kinh doanh khác đã được thành lập (trong cùng quận huyện)
- Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể, nếu như muốn sử dụng tên tiếng anh thì phải đảm bảo có dấu chấm giữa những kí tự.
Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh
Lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể vô cùng quan trọng đó là địa điểm đăng ký kinh doanh. Một hộ kinh doanh cá thể chỉ có 1 địa điểm kinh doanh duy nhất trên cả nước, không được thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh hay văn phòng đại diện như công ty. Nếu như thuê địa điểm kinh doanh thì cần xác minh địa chỉ này đã từng được sử dụng để thành lập hộ kinh doanh hay chưa.
Địa điểm đăng ký kinh doanh không phải là chung cư để ở hay thuộc khu quy hoạch của nhà nước.
Lưu ý về vốn điều lệ kinh đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hiện nay thì pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Chính vì thế, đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người cũng như tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh mà người đăng ký muốn hướng đến.
Tuy nhiên bạn cần biết trách nhiệm của hộ kinh doanh là vô hạn vì thế khi đăng ký vốn điều lệ, hãy cân nhắc tính rủi ro sau này nhé.
Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể muốn kinh doanh ngành nghề nào thì đăng ký ngành nghề đó và nó được ghi trên tờ khai đăng ký.
Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lao động tối đa là 9 người. Nếu như có từ 10 lao động thì sẽ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cần cung cấp thêm những giấy tờ cần thiết sau đây:
- Hợp đồng thuê/mượn địa điểm kinh doanh phải được ký trực tiếp giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh, không được thông qua trung gian
- Bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
- 02 bản sao công chứng CMTND của chủ hộ gia đình cũng như các thành viên (công chứng không quá 3 tháng)
- Bản sao công chứng bằng cấp, chứng chỉ nếu kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
Hy vọng với 7 lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể mà Luật Bravolaw mang lại trên đây, bạn sẽ biết thêm những thông tin bổ ích cho thủ tục thành lập hộ kinh doanh của mình. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để được chuyên viên tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.